Baby Của Bố

KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM MÀ BỐ MẸ CẦN LƯU Ý !!! (P2)

Sau phần 1 về những KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EMBABYCUABO dành tặng cho các bậc phụ huynh, đã có rất nhiều phản hồi tích cực và nó cũng là động lực để chúng tôi viết tiếp phần 2 cho các bố mẹ đang có con nhỏ như một món quà trong dịch COVID năm nay. Ngoài nguyên nhân phổ biến bé bị thương do té ngã thì bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều các vấn đề mà chúng ta không thể nhắc tới, hôm nay các bạn hãy cũng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !!!

KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM MÀ BỐ MẸ CẦN LƯU Ý 

2. Bé bị bỏng/cháy do lửa

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra thương tích cho bé khi ở nhà mà bỏng/ cháy là một nguyên nhân không thể không nhắc tới. Bỏng da có thể gây thương tích rất nặng cho trẻ và đặc biệt là đối với các bé nhỏ tuổi. Do các tế bào da của bé chỉ mới hình thành và phát triển nên chúng rất non nớt, dễ hư tổn và rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài cũng có thể làm cho bé bị đau, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé. Bị bóng có thể chia ra nhiều cấp độ : tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp với nguồn năng lượng bên ngoài có thể kể đến như :lửa, hóa chất nguy hiểm, bỏng do điện áp cao, bỏng do bức xạ hoặc bị bỏng do các chất có thể phát hỏa như xăng, dầu, ... Dù là với hình thức nào thì khi bị bỏng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ và gây ra ám ảnh xấu về mặt tinh thần.

a) Vậy nguyên nhân chính là do đâu ?

Nguyên nhân chính dẫn đến bị bỏng của trẻ em xuất phát do sự bất cẩn của phụ huynh khi để những chất dễ gây cháy nổ gần trẻ nhỏ. Vì đối với trẻ nhỏ chúng không thể phân biệt được đâu là vật an toàn còn đâu là thứ nguy hiểm tới sức khỏe và dễ gây thượng tổn tới chúng. Ở lứa tuổi này (4-10) tuổi trẻ cực kì hiếu động và tò mò về thế giới xung quanh, chúng thấy lửa như một thứ gì đó kì lạ và thích thú mà vẫn còn quá nhỏ để nhận ra tầm nguy hiểm của lửa. Như ông cha ta có câu "Chơi với lửa có ngày bỏng tay" , quả đúng như vậy, với một đốm lửa tưởng chừng như vô hại nhưng khi để trẻ con đùa giỡn với nói thì có thể để lại vết bỏng, sẹo, di chứng và thậm chí gây tử vong cho trẻ.

Sau đây là một vài các nguyên nhân dẫn đến các tai nạn bỏng/cháy ở trẻ đầy đáng tiếc:

- Bị bỏng do nước "Sôi" là một nguyên nhân hàng đầu. Rất nhiều gia đình nấu nước sôi ở rất gần trẻ nhỏ hay thậm chí nấu ăn với khoảng cách bếp bằng với tầm tay trẻ em khiến trẻ quơ tay quơ chân đổ hết nước sôi lên người. Các trường hợp bị bỏng nước sôi ở ngoài và trong gia đình  ngày một tăng cao do nhiều gia đình chưa thực sự lưu ý về vấn đề quan trọng này.

- Bên cạnh đó vẫn có những trường hợp bị bỏng do : bàn ủi, lò vi sóng, pô xe,... với nguyên nhân chính là cha mẹ chưa thực sự để ý tới con và để những thứ nguy hiểm này trong tâm tay trẻ nhỏ.

- Các hóa chất dễ bắt lửa như xăng, dầu khi để gần trẻ nhỏ vẫn là một nguyên nhân gây ra tai nạn.

- Bị bỏng do các chất ăn mòn như axit, vôi tôi,... tuy không nhiều nhưng vẫn là một trong các nguyên nhân gây bỏng/cháy ở trẻ nhỏ.

-  Để trẻ con chạm vào ổ điện, các thiết bị rò rỉ điện, bị bỏng do sấm sét,..... 

KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM

b) Vậy làm sao để phòng tránh tai nạn này ?

Để có thể phòng tránh các tai nạn do bỏng/cháy ở trẻ em thì cha mẹ nên cần dành nhiều thời gian hơn để theo dõi và quan tâm tới các bé nhà mình.

Bên cạnh đó chúng ta cần biết các KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM để có thể bảo vệ cho con trẻ như :

- Khi nấu ăn cần lưu ý để trẻ tránh xa nhà bếp, không cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị dễ gây bỏng với nhiệt độ cao như : bình nấu nước siêu tốc, lò vi sóng, bếp điện từ, nồi cơm,...

- Giữ gìn gia đình ngăn nắp, sạch sẽ và khi bưng các loại nước "sôi" cần cẩn thận và tránh đổ lên người trẻ nhỏ.

- Không cho trẻ tiếp xúc với pô xe khi mới di chuyển.

- Lưu ý nhiệt độ khi tắm cho trẻ, nếu gia đình sử dụng máy nước nóng nên cẩn thận kiểm tra kĩ càng vòi nước trước khi ra ngoài.

- Để các thiết bị, vật dụng dễ cháy nổ tránh xa tầm tay trẻ em như : hộp quẹt, diêm,...

- Không cho trẻ ăn thức ăn hoặc nước uống quá nóng, có thể gây bóng rát lưỡi.

- Cần cất kĩ các loại hóa chất dễ bắt lửa như : xăng, dầu,... các chất gây bỏng như :axit, vôi tôi,...

- Không cho trẻ quá nhỏ - dưới 10 tuổi phụ bố mẹ làm bếp.

- Đối với những trẻ lớn hơn có thể giúp đỡ bố mẹ thì hãy luôn dạy trẻ các biện pháp phòng tránh cháy nổ và các dụng cụ an toàn khi sử dụng lửa, khi cầm nắm vật có nhiệt độ cao phải có dụng cụ bảo hộ như tay cầm,... để tránh bị bỏng.

- Răn đe và có biện pháp cứng rắn để dạy dỗ bé nếu bé không nghe lời.

- Luôn có bình chữa cháy ở trong gia đình

3. Tai nạn do tham gia giao thông
Hầu hết các bé ngày nay đều được bố bé hướng tham gia giao thông khá sớm. Đặc biệt ở miền nông thôn, cha mẹ bận bịu ở ngoài đồng suốt ngày không có thời gian chở con đi học, đi dây đi đó, thì phần lớn các trẻ phải tự mình sử dụng phương tiện để đi lại. Theo thống kê cho thấy, năm 2020 vừa qua xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông đáng thương tiếc và các ca tai nạn từ lứa tuổi 7-15 tuổi có dấu hiệu tăng vọt. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn giao thông, thiệt hại rất nặng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ

a) Vậy nguyên nhân chính là do đâu ?

Tai nạn giao thông có thể chia thành 3 nhóm có thể kế đến như:

- Tai nạn do đối tượng tham gia giao thông: đối tượng tham gia giao thông bao gồm những người vận hành và di chuyển các phương tiện giao thông, trực tiếp - hoặc gián tiếp. Phần lớn các tai nạn xảy ra do ý thức tham gia giao thông của người dân Việt Nam còn quá kém, chạy lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, không chấp hành đèn báo hiệu giao thông. Có nhiều ca tai nạn giao thông gián tiếp khi những người vi phạm pháp luật lại tông vào các bé nhỏ, gây ra những vụ tai nạn không đáng có. Các bé khi tham gia giao thông chưa được trang bị các thiết bị an toàn như mũ bảo hiểm,... có thể là do cha mẹ chưa quan tâm nhiều tới con cái hoặc các bé có tính cách ngang bướng không chịu chấp hành luật giao thông đề ra. 

- Tai nạn do phương tiện tham gia giao thông : Do xe các bé sử dụng chưa đảm bảo an toàn và chất lượng xe quá thấp

- Tai nạn do các tác nhân bên ngoài như : Đường xá gồ ghề, ổ gà - ổ vịt, ánh sáng đèn đường không đủ, thiếu biển báo, các điểm mù khuất tầm nhìn,...

b) Vậy làm sao để phòng tránh tai nạn này ?

Một số KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM để phòng tránh tai nạn cho bé có thể kể đến như:

- Phải tham gia tuyên truyền và thêm bộ môn an toàn giao thông vào chương trình giáo dục cho trẻ nhỏ

- Hướng dẫn, dạy các bé học luật, hiểu rõ và chấp hành các quy định của luật giao thông đường bộ.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông cho trẻ nhỏ trong và ngoài trường học.

- Trang bị phương tiện đi lại an toàn cho trẻ , trang bị mũ bảo hiểm cho trẻ để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ.

 

Cha mẹ cũng có thể quan tâm:

 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI MUA XE ĐẠP TRẺ EM

 CÁCH DẠY CON ĐI XE ĐẠP HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN NHẤT KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

CHỌN XE ĐẠP TRẺ EM SAO CHO ĐÚNG CÁCH

Bố mẹ có thể tham khảo các mẫu xe đạp an toàn giá rẻ TẠI ĐÂY

 

KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM

- Đối với bé nhỏ khi di chuyển bằng ô tô có thể sử dụng ghế ngồi ô tô vừa an toàn - vừa tiện lợi cho trẻ ( Link mua hàng TẠI ĐÂY)

4. Tai nạn do ngộ độc

Có rất nhiều tác động khác nhau từ những loại chất trong môi trường có thể gây ngộ độc cho trẻ, nó có thể tồn tại ở dạng lỏng, dạng khí, dạng rắn và tất cả mọi thứ đều gây tổn hại đến sức khỏe của bé. Có loại sẽ tác động trực tiếp đến cơ thể của bé ngay lập tức như những loại chất cực độc như : thuốc rầy, axit hay hóa chất độc hại, thuốc tẩy nhà vệ sinh, thuốc tẩy quần áo,... Những thứ thuốc đó có lượng độc tố cực lớn có thể khiến trẻ dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó cũng có các loại chất độc tác động từ từ và gây ảnh hưởng sức khỏe của bé dần dần theo từng ngày từng tháng. Kể cả là dạng chất độc nào đi nữa thì nó cũng rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ !

a) Vậy nguyên nhân chính là do đâu ?

Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến ngộ độc ở trẻ nhỏ, một số trường hợp thường gặp là :

- Ngộ độc do hóa chất gây ra: thuốc diệt côn trùng, thuốc tẩy rửa, axit,....

- Khí độc : khí gas rò rỉ, bình xăng, khói than độc,..

- Ngộ độc do uống nhầm thuốc hoặc do uống thuốc quá liều.

- Ngộ độc do không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn phải những thực phẩm bẩn, hôi thiu, ... 

- Các thức ăn chứa độc tố : Nấm rừng có độc, Cá nóc, Cóc, Rắn độc,...

KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM

b) Vậy làm sao để phòng tránh tai nạn này ?

- Bảo quản các hóa chất độc hại an toàn cẩn thận, tránh xa tầm tay trẻ em.

- Không cho trẻ tiếp xúc với những chỗ có khí độc. Khóa bình gas cẩn thận

- Cho trẻ uống thuốc đúng với liều lượng và quy định của bác sĩ, tránh nhầm thuốc, uống thuốc quá liều, hết hạn,...

- Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, không cho trẻ ăn thức ăn thừa, cũ, không cho trẻ ăn hay uống các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

- Không cho trẻ ăn các loại động vật - thực vật có sẵn và chứa nhiều độc tố

- Sử dụng nguồn nước sạch - Nguồn thực phẩm sạch.

- Tham gia tuyên truyền, phòng chống, tìm hiểu và hướng dẫn cho những người chăm sóc trẻ biết được hậu quả và có KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM.

 

LỜI KẾT

Bài viết trên đây là KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN Ở NHÀ CHO TRẺ EM MÀ BỐ MẸ CẦN LƯU Ý !!! (P2)  mà Baby Của Bố muốn gửi đến ba mẹ quan tâm. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích ba mẹ trong việc những tai nạn cho bé và lựa chọn những sản phẩm an toàn nhất cho bé.Nếu ba mẹ đang phân vân nên mua xe đạp, xe oto điện,... cho bé ở đâu hay có thắc mắc về sản phẩm thì hãy liên hệ ngay cho Baby Của Bố theo số 08 9999 9196 hoặc truy cập ngay vào trang web babycuabo để nhận được sự tư vấn tận tình nhất nhé! 

Chúng tôi cam kết cung cấp cho thị trường những sản phẩm cho bé chính hãng- an toàn- chất lượng - giá rẻ - bảo hành tốt mà bạn đang tìm kiếm.

 

KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM MÀ BỐ MẸ CẦN LƯU Ý !!! (P1)

 KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM MÀ BỐ MẸ CẦN LƯU Ý !!! (P3)

Bạn đang xem: KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM MÀ BỐ MẸ CẦN LƯU Ý !!! (P2)
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline Hotline: 08 9999 9196
x