Baby Của Bố

Một vài gợi ý cho bố mẹ về bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính hay gặp ở trẻ em, thường xuất hiện vào tháng 3 – 5 và tháng 8 – 9 hàng năm. Tuy là căn bệnh không gây nguy hiểm, nhưng nếu bố mẹ không kịp thời phát hiện và chữa trị đúng cách, bệnh tay chân miệng có thể sẽ biến chứng và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Sau đây Baby Của Bố xin gởi tới các bạn đọc giả Một vài gợi ý cho bố mẹ về bệnh tay chân miệng để bố mẹ có thêm kiến thức cũng như trang bị cho mình những cách phòng bệnh hiệu quả nhất nhé ! 

Một vài gợi ý cho bố mẹ về bệnh tay chân miệng

Vậy bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì ? Đó là một loại bệnh gây ra bởi vi-rút đường ruột Enterovirus, thường là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Vi-rút Coxsackie A16 ảnh hưởng tới trẻ em rất nguy hiểm nhưng sau đó bé có thể tự hồi phục trong khoảng từ 1 tới 3,4 ngày. Mặt khác, vi-rút Enterovirus typ 71 (EV71) là một loại virus nguy hiểm hơn, chúng có thể gây ra nhiều bệnh nguy hại cho bé như :  viêm màng não, viêm phổi ở trẻ, viêm cơ tim,... đặc biệt chúng có thể gây hại đến tính mạng cho trẻ nhỏ. 

Tay chân miệng là một bệnh rất phổ biến đối với trẻ em, đặc biệt là những bé nhỏ dưới 6 tuổi. Hàng năm có hơn 50.000 ca bệnh tay chân miệng ở Việt Nam theo thống kê từ WHO.

Một vài gợi ý cho bố mẹ về bệnh tay chân miệng

Những giai đoạn phát triển của bệnh

1) Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn này kéo dài từ 3 đến 6 ngày sau khi nhiễm vi-rút. Trẻ vẫn sinh hoạt bình thường, nhung vẫn chưa có dấu hiệu gì đặc biệt.

2) Giai đoạn khởi phát 

Trẻ bị sốt và mệt mỏi trong khoảng 1 đến 2 ngày. Ngoài ra, đau họng, mũi hoặc miệng bị chảy nước bọt nhiều, biếng ăn cũng là một dấu hiệu ở giai đoạn này. Bên cạnh đó, bé có thể bị  tiêu chảy vài lần trong ngày,  trên cổ có thểxuất hiện hạch và ở hàm dưới. 

3) Giai đoạn toàn phát

Sau giai đoạn khởi phát, cơ thể bé bắt đầu có những dấu hiệu đặc trưng hơn của bệnh tay chân miệng như:

+ Ở lòng bàn tay, bàn chân và các bộ phận mềm khác của trẻ bị nổi những nốt ban như phỏng nước . Các nốt nhỏ màu xám, hình bầu dục. Những nốt này xuất hiện ở dạng ẩn dưới da hoặc mọc lồi, sờ có cảm giác cộm, không đau ngứa.

+ Các bóng nước nhỏ, dễ vỡ sẽ dần được hình thành ở má, lợi và lưỡi của trẻ. Bệnh còn có khả nang xuất hiện bóng nước và vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, làm bé quấy khóc, biếng ăn.

+ Ngoài ra trẻ còn có thể bị mê sảng, co giật.

Nếu bé bị bệnh nhẹ, sau hơn một tuần chăm sóc tại nhà, sức khỏe của bé sẽ được hồi phục hoàn toàn. Trường hợp bé bị bệnh nặng, kéo dài hơn 2 ngày đêm, bị nôn mửa, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, hô hấp khó khăn, nổi vằn trên da, bố mẹ phải cho trẻ nhập viện ngay lập tức. Giống với bệnh quai bị hay thủy đậu, sau khi khỏi bệnh, cơ thể trẻ sẽ miễn dịch với chủng vi-rút gây bệnh. Tuy nhiên, bé vẫn có thể mắc tay chân miệng nhiều lần và lần bị bệnh sau là do những chủng vi-rút khác với lần trước gây ra.

Những con đường lây nhiễm của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng lây nhiễm thông qua dịch tiết mũi họng (nước bọt, đờm hay chất nhầy mũi), chất lỏng từ những nốt bóng nước và phân. Do đó, bé rất dễ bị mắc bệnh khi:

+ Hít thở không khí chung với người bệnh sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

+ Chạm vào hoặc tiếp xúc gần gũi khác (ôm, hôn hoặc dùng chung dụng cụ ăn uống) với người bệnh.

+ Chạm vào các vật có vi-rút như tay nắm cửa hoặc đồ chơi, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn

Nhiều bố mẹ nghĩ hồ bơi là nơi có khả năng truyền bệnh cao nhưng thực ra bé có rất ít khả năng bị nhiễm bệnh qua nước hồ bơi do nước thường được xử lý bằng Clo. Tuy nhiên, nếu nước trong hồ không được xử lý đúng cách hoặc bị nước có phân từ bệnh nhân thì khả năng truyền bệnh cũng rất cao.

Một vài gợi ý cho bố mẹ về bệnh tay chân miệng

Làm thế nào để phòng bệnh ?

+ Giữ vệ sinh và rửa tay thường xuyên sau khi thay tã- vệ sinh cho bé.

+ Không cho trẻ đụng - chạm những đồ vật hay thức ăn dơ, nhiễm khuẩn.

+ Không cho trẻ bỏ tay vô miệng hoặc cắn móng tay.

+ Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm cho bé.

+ Sử dụng ghế ăn dặm chuyên dụng cho bé để có thể giúp bé ăn uống hợp vệ sinh hơn, giúp bố mẹ dễ dàng vệ sinh sau khi ăn.

Có thể ba mẹ quan tâm

Ghế ăn dặm cho bé đa năng Premium Mastela 0619 - màu xanh rêu

Ghế ngồi ăn cho bé Mastela 0619-MSTL-1015-T13 màu be hình cáo

Ghế ngồi ăn cho bé điều chỉnh độ cao có nệm Mastela 1013-A GRAY

 Một vài gợi ý cho bố mẹ về bệnh tay chân miệng

Lời kết

Vừa rồi là những thông tin về  Một vài gợi ý cho bố mẹ về bệnh tay chân miệng mà Baby Của Bố muốn gửi đến ba mẹ. Hy vọng bài viết trên đã giúp ba mẹ dễ dàng chọn lựa cho bé yêu một chiếc ghế ăn dặm phù hợp nhất.

Nếu ba mẹ đang băn khoăn không biết nên mua Xe đẩy em bé - Ghế ngồi ô tô cho bé uy ở đâu uy tín thì đừng ngần ngại liên hệ ngay cho Baby Của Bố  (08 9999 9196) để nhận được sự tư vấn tận tình nhất. Chúng tôi tự tin cung cấp cho thị trường những sản phẩm xe đẩy chính hãng - chất lượng - giá rẻ - bảo hành tốt. 

Baby Của Bố đang có nhiều chương trình ưu đãi cho các sản phẩm Xe đẩy em bé và Ghế ngồi xe ô tô cho bé. Xem ngay tại đây

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bạn đang xem: Một vài gợi ý cho bố mẹ về bệnh tay chân miệng
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline Hotline: 08 9999 9196
x