Baby Của Bố

KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM MÀ BỐ MẸ CẦN LƯU Ý !!! (P3)

Để tiếp nối sau phần 1 và phần 2 của những KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM đang được bố mẹ rất quan tâm trong giai đoạn gần đây, thì hôm nay BABYCUABO xin được thống kê thêm một số tai nạn nguy hiểm cho trẻ nhỏ có thể xảy ra trong cuộc sống thường ngày của chúng. Có lẽ trong mỗi người chúng ta đã từng nghe câu

" Phúc bất trùng lai - họa vô đơn chí"

Câu nói nay rất đúng và luôn xảy ra từ xưa cho đến tận bây giờ. Vậy câu nói đó có nghĩa là gì ? "Phúc bất trùng lai - họa vô đơn chí " được giải nghĩa rằng : những điều may mắn có thể đến rất bất ngờ, nhưng nó chỉ đến 1 lần ít ỏi còn những điều xui rủi có thể xảy ra bất cứ lúc nào và có thể lặp đi lặp lại. Câu nói này muốn nhắc nhở chúng ta một bài học như sau: Hãy luôn trân trọng những điều may mắn trong cuộc sống nhưng đừng do đó mà coi thường những trường hợp xấu có thể xảy ra trong cuộc sống, vì những điều xui xẻo đó có thể đến bất cứ lúc nào và nó sẽ khiến chúng ta trả một cái giá rất Đắt. Đối với các bậc phụ huynh cũng vậy, khi nhà có con nhỏ thì không bao giờ được lơ là, bất cẩn, vì khi bình thường mọi chuyện xảy ra rất suôn sẻ nhưng chỉ với 1 giây không để ý thì các bé sẽ đối mặt với những nguy cơ khó có thể kiếm soát và lúc đó đừng bao giờ ước rằng có hai chữ "Giá như"., vì có thể ngay tại lúc đó mọi chuyện dường như đã quá muộn màng ...

KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM MÀ BỐ MẸ CẦN LƯU Ý 

5. Bé bị các vật sắc nhọn gây thương tích

Hiện nay, có rất nhiều các trường hợp trẻ nhỏ bị thương bởi các vật dụng, dụng cụ sắc nhọn gây ra. Các trường hợp này xảy ra hầu như với đủ mọi lứa tuổi (4-15 tuổi). Các vết thương do vật sắc nhọn gây ra rất nguy hiểm, tùy loại vật dụng có độ nguy hiểm khác nhau mà có thể gây ra mức độ thương tích khác nhau, có khả năng gây ra: trầy, rách da, ảnh hưởng về xương, đứt gân., vỡ mạch máu, mất máu,.. và có thể dẫn đến tử vong ở trẻ nhỏ.

a) Vậy nguyên nhân chính là do đâu ?

- Hầu hết các vụ tai nạn do sự bất cẩn của người lớn, vô tình để quên những thiết bị, vật dụng sắc bén nguy hiểm ở gần trẻ con. 

- Trẻ em khi còn nhỏ không tránh khỏi tò mò, đó cũng là nguyên nhân khiến trẻ vô tình cầm nắm hay chạm vào những vật dụng sắc bén gây ra thương tích. 

- Có thể do một vài người khi lao động không có sự bảo hộ y tế đầy đủ và đảm bảo an toàn, vô tình để rơi trúng hoặc va quẹt vào trẻ em.

-  Do trẻ chưa có sự hiểu biết và cách phòng tránh khỏi các vật dụng sắc bén nguy hiểm.

- Do cha mẹ chưa có đủ kiến thức, không có thời gian để ý, quan tâm đến sức khỏe trẻ em.

- Do khu vực gần nơi trẻ ở chưa đủ đảm bảo an toàn và có nhiều vật dụng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

- Có thể do cha mẹ chưa biết cách chọn đồ chơi phù hợp với trẻ. Bởi vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều đồ chơi sắc bén, nguy hiểm và không đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ

 

Cha mẹ có thể tham khảo thê m về các loại đồ chơi giáo dục - thể thao - an toàn cho bé

NHỮNG MÓN ĐỒ CHƠI GÂY NGUY HIỂM CHO TRẺ NHỎ

Những trò chơi bổ ích cho trẻ trong mùa dịch covid 19

TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA ĐỒ CHƠI GIÁO DỤC CHO TRẺ EM

KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM MÀ BỐ MẸ CẦN LƯU Ý 

 

b) Vậy làm sao để phòng tránh tai nạn này ?

- Cha mẹ cần phải giáo dục, dạy dỗ trẻ biết được sự nguy hiểm của các vật dụng, dụng cụ sắc bén để trẻ có thể phân biệt được những đồ vật nguy hiểm mà tránh xa

- Không cho trẻ em chơi gần các khu vực có những dụng cụ sắc nhọn, sắc bén. Xây dựng một môi trường sống an toàn, đảm bảo khong có các vật dụng nguy hiểm gần trẻ em.

- Nghiêm cấm trẻ chơi các trò chơi nguy hiểm, cấm trẻ dùng những vật dụng sắc bén nguy hiểm.

- Không cho trẻ cầm nắm những vật dụng nguy hiểm để phụ làm việc khi trẻ còn quá nhỏ. Khi trẻ đủ lớn để có thể hiểu rõ thì mới cho trẻ phụ làm việc bếp, các công việc nhỏ bằng dao, kéo,.. nhưng phải có sự giám sát của người lớn.

- Khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa, cắm trại, picnic, BBQ,... cần phải giám sát chặt chẽ không cho trẻ tiếp cận những vật dụng sắc bén nguy hiểm

 - Cần cất các vật dụng sắc bén khỏi tầm tay trẻ em.

- Trang bị KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM cần thiết và kiến thức sơ cứu cơ bản để có thể cấp cứu bé những lúc cần thiết.

6. Bé nuốt phải dị vật , gây nghẹt thở.

Ngày nay, có rất nhiều trường hợp tai nạn nghẹt thở do bé nuốt phải các vật dụng nhỏ. Trẻ em, đặc biệt các bé từ 3-6 tuổi rất hay cầm nắm và bỏ tất cả mọi thứ mà bé thích vào miệng, điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của bé. Chẳng may chỉ với một vật nhỏ xíu nào đó vừa miệng bé trôi tuột vào cổ họng sẽ khiến cho trẻ bị ngạt thở, nếu tình trạng này xảy ra từ 3-5p mà không có sự can thiệp của người lớn có thể khiến bé bị tổn thương phổi và não, nếu quá 6p sẽ khiến trẻ tử vong lập tức.

- Chúng tôi xin liệt kê một số triệu chứng của trẻ khi mắc nghẹn phải những vật nhỏ nguy hiểm, để bố mẹ có thêm kiến thức

  + Sắc mặt trẻ sậm lại, tái nhợt, ho gào lên, chảy nước mắt rất - nước mũi rất nhiều.

  + khóc to, lăn liên tục.

  + Trẻ có thể dùng tay để cố moi vật đó ra hoặc dùng tay bấu víu vào cổ.

a) Vậy nguyên nhân chính là do đâu ?

- Đầu tiên phải kể đến đồ ăn của trẻ : đối với trẻ nhỏ, cuống học trẻ chưa được lớn, chỉ có thể ăn những thức ăn được xay nhuyễn, kích thước nhỏ. Do đó cha mẹ cần lưu ý về đồ ăn cho trẻ tránh để những thức ăn quá lớn làm trẻ bị mắc nghẹn.

- Trẻ vô tình nuốt phải các vật dụng nhỏ như :cúc áo, bông tai, viên bi, hạt hướng dương,... hoặc đem chúng bỏ vào tai, vão mũi.

- Có trường hợp trẻ vô tình bị nghẹt thở do lúc chơi đùa bị bịt kín mặt, mũi gây tắc nghẽn mạch máu và không khí không lưu thông.

- Bé chơi cát bị dính cát vào mũi, miệng gây tắt thở.

- Bé bị đuối nước không thở được.

b) Vậy làm sao để phòng tránh tai nạn này ?

- Điều quan trọng nhất vẫn là phải luôn thường xuyên quan tâm và để ý mọi hành động của trẻ.

- Trang bị chỗ ngủ cho trẻ an toàn, không để các vật dụng làm từ ni lông, vải bay vô mặt khiến trẻ khó thở, bên cạnh đó cần phải sử dụng chăn mỏng, để không khi dễ lưu thông.

- Cần cất kĩ các vật dụng có kích thước nhỏ nguy hiểm, tránh xa tầm tay và tầm nhìn của trẻ nhỏ để cho trẻ không tò mò mà cầm nắm chúng bỏ vô miệng.

- Cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh để những vật lạ rơi rớt vào đồ ăn của trẻ nhỏ, cần chú ý kích thước của đồ ăn.

- Khi cho trẻ ăn cần lưu ý không để thức ăn rơi vào mũi làm trẽ nghẹt thở.

- Cho trẻ uống nước đúng cách, tránh bị sặc.

- Cho trẻ chơi những đồ chơi có kích thước lớn, không nguy hiểm.

- Hạn chế cho trẻ mặc quần áo có nhiều phụ kiện đính kèm như : hạt cườm, nút,... dễ rớt khiến trẻ vô tình bỏ vô miệng, mũi.

- Đối với những bé lớn, nhắc nhở trẻ ăn uống cẩn thận, tránh bị sặc.

- Học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM và các biện pháp sơ cứu cần thiết để giúp trẻ trong những trường hợp xấu nhất xảy ra.

7. Bé bị động vật đốt, cắn

Một số trường hợp trẻ bị các loài động vật quen thuộc với con người như: bị mèo cào, bị chó cắn, bị Hamster cắn,... Hoặc những loại côn trùng - động vật có độc tính cao gây thương tích như : Ong đốt, Rắn cắn, Bị muỗi đốt, Bị Bò cạp cắn,...

a) Vậy nguyên nhân chính là do đâu ?

- Do trẻ còn quá nhỏ, chưa nhận biết được loài vật nào thân thiện, loài nào nguy hiểm để phòng tránh.

- Bé còn tò mò, muốn đụng chạm vào những con vật lạ.

- Bé không biết cách chăm sóc, khiến chó mèo đau và chúng sẽ phản xạ gây thương tích cho trẻ.

- Do cha mẹ chưa quan tâm, để ý đến trẻ thường xuyên.

- Có thể do môi trường sống chưa an toàn, xung quanh có nhiều loài động vật nguy hiểm, có thể gây hại cho bé

b) Vậy làm sao để phòng tránh tai nạn này ?

- Cần chọn một môi trường sống an toàn cho trẻ. Tránh xa những nơi có thú dữ, động vật nguy hiểm.

- Dạy trẻ biết phân biệt những loài động vật nguy hiểm, những động vật có độc tính cao và biết được sự nguy hiểm của chúng

- Không cho trẻ chơi các trò chơi nguy hiểm như : chọc phá tổ ong, chọc chó, không chơi vào buổi tối, ở những nơi khuất, ẩm ướt có thể bị rắn cắn, ong đốt, ...

- Dùng các biện pháp vệ sinh nhà cửa để phòng tránh muỗi, ong, côn trùng độc hại.

- Dạy trẻ cách phản kháng khi gặp động vật nguy hiểm, cách xử lí tình huống tốt nhất cho trẻ.

- Không được nuôi các loài động vật nguy hiểm có nọc độc, dễ cắn.

- Phải tiêm phòng cho chó, mèo theo đúng yêu cầu của thú y

- Nhà nào nuôi chó, mèo dữ phải nhắc nhở họ nhốt, rõ mõm khi mang ra nơi công cộng để tránh bị thương tích.

- Phát quang bụi rậm xung quanh nhà tránh để rắn, rết, bò cạp,.. trú ngụ

- Khi đi chơi thảo cầm viên, sở thú cần phải giữ trẻ tránh xa các lồng thú ăn thịt, thú nguy hiểm, ...

- Phải trang bị KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM và cách sơ cứu cần thiết cho trẻ

LỜI KẾT

Sau tất cả các biện pháp phòng tránh thì tốt nhất là các bậc phụ huynh cần phải luôn để ý và canh chừng trẻ nhỏ, vì dù ta có kĩ đến đâu nhưng chỉ một phút lơ là sẽ khiến trẻ gặp phải những trường hợp xấu không ngờ đến. BABYCUABO xin chân thành cám ơn quý vị đọc giả đã luôn theo dõi và dành nhiều sự ủng hộ cho chúng tôi, chúng tôi hy vọng các bạn sẽ có được những thông tin cần thiết và bổ ích nhất cho mình để có thể trang bị được những kỹ năng tốt nhất để phòng tránh tai nạn cho bé. Trên đây là bài viết về KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM MÀ BỐ MẸ CẦN LƯU Ý !!! (P3) . Chúng tôi sẽ cố gắng từng ngày để có thể gởi tới quý vị thêm nhiều cách chăm sóc và bảo vệ cho bé yêu của các bạn theo cách hoàn hảo và tốt nhất. 

Nếu ba mẹ đang phân vân nên mua xe đạp, xe oto điện,... cho bé ở đâu hay có thắc mắc về sản phẩm thì hãy liên hệ ngay cho Baby Của Bố theo số 08 9999 9196 hoặc truy cập ngay vào trang web babycuabo để nhận được sự tư vấn tận tình nhất nhé! 
Chúng tôi cam kết cung cấp cho thị trường những sản phẩm cho bé chính hãng- an toàn- chất lượng - giá rẻ - bảo hành tốt mà bạn đang tìm kiếm.

 

KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM MÀ BỐ MẸ CẦN LƯU Ý !!! (P1)

KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM MÀ BỐ MẸ CẦN LƯU Ý !!! (P2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bạn đang xem: KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN CHO TRẺ EM MÀ BỐ MẸ CẦN LƯU Ý !!! (P3)
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline Hotline: 08 9999 9196
x