Baby Của Bố

Sâu răng ở trẻ nhỏ - liệu bố mẹ đã biết ?

Tình trạng sâu răng ở trẻ em hiện nay đang là một vấn đề hết sức phổ biến ở trẻ nhỏ. Do nhu cầu ăn uống ngày càng cao và bố mẹ chưa thực sự quan tâm đến tình trạng răng miệng của trẻ, dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng về răng và đặc biệt là sâu răng. Vậy Sâu răng ở trẻ nhỏ - liệu bố mẹ đã biết ? Sâu răng là hiện tượng gây ra bởi vi khuẩn tác động làm viêm tủy răng.  Sâu răng nếu không điều trị tủy răng kịp thời có thể gây tổn thương và dẫn đến hoại tử tủy, có khả năng gây ra tình trạng mủ trong răng. Sâu răng còn là tác nhân có thể gây viêm hạch, viêm tủy xương, viêm mô tế bào, viêm xoang hàm ở trẻ nhỏ.

Sâu răng ở trẻ nhỏ - liệu bố mẹ đã biết  ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sâu răng ở bé, có thể kể đến như:

- Thói quen sinh hoạt không điều độ

- Chế độ ăn không hợp lí

- Do cơ thể thiếu fluoride

Sâu răng ở trẻ nhỏ - liệu bố mẹ đã biết ?

Trẻ em bị sâu răng có thể gặp rất nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, cũng như gặp vấn đề về mặt tâm lí. Sâu răng là nguyên nhân gây ra thương tổn cho răng, cũng chính là tình trạng răng bé bị tổn thương do vi khuẩn trong khoang miệng.  Những vi khuẩn này có khả năng sinh sản thành axit và tấn công men răng của bé. Dẫn đến hình thành nên các lỗ sâu răng ở trên răng, chúng có thể gây đau nhức, khiến răng lung lay, khiến bé bị sốt, bị viêm và thậm chí hư mất chiếc răng đó nếu không bảo vệ kịp thời. Hãy cùng Babyc Của Bố tìm hiểu về vấn đề Sâu răng ở trẻ nhỏ này nhé

Những dấu hiệu quen thuộc khi bé bị sâu răng 

Vào giai đoạn đầu, thường sẽ không xuất hiện dấu hiệu của tình trạng sâu răng . Bố mẹ chỉ có thể phát hiện ra bé bị sâu răng khi thấy bé có tình trạng phát sốt, đau nhức chân răng và khóc thét lên. Bằng việc quan sát, bạn có thể thấy có những lỗ đen nhỏ trên răng của bé, màu răng chuyển từ trắng sang màu đen, nướu bé có thể bị sưng tấy lên... Do đó nếu bé bị sâu răng, bố mẹ có thể theo dõi một vài dấu hiệu bên lề như sau :

  • Khi ăn bé sẽ khó nhai thức ăn, bé đau khi cắn trúng răng bị sâu

  • Bé sẽ bị nhạy cảm với đồ lạnh và nóng, do răng bị sâu sẽ chạm đến tủy, do đó răng bé sẽ rất đau buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.

  • Nứu trẻ sưng đỏ lên, má bị phồng ngay chỗ răng sâu.

  • Miệng bé có mùi hôi, tanh...

Nếu con của bạn xuất hiện một trong những dấu hiệu trên thì phải ngay lập tức đưa bé đến trung tâm nha sĩ gần nhất để kiểm tra. Nếu tình trạng sâu răng điều trị quá muộn thì răng của con bạn sẽ bị hư và phải nhổ chiếc răng đó bỏ.

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Khi bé ăn, những mảnh vụn li ti của thức ăn có thể dính vào kẽ răng, đọng lại các nứu. Trong vòm miệng sẽ lên men carbohydrate do vi khuẩn đọng lại trong thức ăn còn dư của bé và sản sinh nên các loại axit độc hại cho răng.  Các loại axit do vi khuẩn sản sinh ra có thể làm nguy hiểm cho men răng của bé, gây tổn thương cho vòm miệng và dẫn đến răng bé bị sâu. Bên cạnh đó, vi khuẩn có tron thức ăn thừa của bé còn có thể hình thành tạo ra axit làm mòn men răng và tạo ra các mảnh bám nguy hiểm cho răng bé, làm tổn thương men răng và hình thành nên những lỗ sâu răng.

Sâu răng ở trẻ nhỏ - liệu bố mẹ đã biết ?

Các nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng ở trẻ nhỏ như :

1. Bé ăn quá nhiều kẹo và đồ ngọt

Thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng ở bé. Do kẹo và đồ ngọt có thành phần đường trong đó và với hàm lượng cao có thể hình thành nên vi khuẩn gây tổn thương răng bé. Do bản tính trẻ em thích những thực phẩm ngọt, càng ngọt càng tốt , do đó bố mẹ hay mua cho bé nhiều món ngọt như kẹo bông gòn, sô-cô-la, bánh kem, kẹo,... những loại thực phẩm này bên cạnh có hàm lượng đường hóa học dễ gây bệnh cho trẻ và chúng cũng là nguyên nhân gây nên các vấn đề về răng miệng ở bé.

Bên cạnh đó, bé cũng hay uống các loại nước uống ngọt như : sinh tốt, nước ép trái cây, nước ngọt, sữa,... cũng rất nguy hiểm nếu không vệ sinh răng miệng một cách kĩ càng. Răng của bé khi ăn - uống những loại thực phẩm có hàm lượng cao sẽ có nguy cơ làm hư chân răng, sản sinh axit phá hỏng men răng và nhiễm trùng răng.

Sâu răng ở trẻ nhỏ - liệu bố mẹ đã biết ?

2. Những bé có sức đề kháng yếu

Nhiều trẻ em có sức khỏe kém, sức đề kháng yếu cũng có khả năng dễ bị sâu răng. Chẳng hạn nếu bé bị dị ứng mãn tính,thì bé hay há miệng ra và thở bằng miệng của mình, do đó dẫn đến khô miệng - và đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề về răng miệng ở bé.  

3. Cho bé bú vào buổi đêm - Cho bé ăn dặm không đúng cách

Nhiều bố mẹ hay thấy bé khóc khi ngủ và cho bé bú bình vào đêm khuya, cho bé ăn dặm vào đêm khuya. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sâu răng ở trẻ nhỏ. Vì trong đồ ăn và sữa có chứa đường, cộng với việc bé ăn - bú xong rồi đi ngủ mà không vệ sinh răng miệng sẽ làm cho số đường này dính lên rang hàng tiếng đồng hồ, gây nên các vấn đề về răng miệng và ở đây là sâu răng.

Bố mẹ có thể quan tâm

Bật mí cách tập cho bé tự ngủ trong vòng 1 tuần

5 cách giúp bé ngủ ngon vào mùa hè

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ em

Sâu răng ở trẻ nhỏ - liệu bố mẹ đã biết ?

4. Thiếu hàm lượng fluoride trong cơ thể

Fluoride là gì ? Fluoride là một loại khoáng chất tự nhiên, chúng góp mặt trong rất nhiều loại thực phẩm và nước. Chúng có tác dụng bảo vệ răng miệng, khả năng phục hồi hư tổn của răng bé trong giai đoạn đầu.  Khoáng chất có trong Fluoride thường được thêm vào  kem đánh răng và nước súc miệng dành riêng cho trẻ nhỏ. Nếu bố mẹ cho bé sử dụng nước được bổ sung fluoride hoặc cho bé sử dụng các loại kem đánh răng có chứa Fluoride sẽ bảo vệ được răng miệng cho bé, đồng thời ít bị sâu răng hơn những gia đình không sử dụng. 

Phương pháp điều trị sâu răng ở trẻ em

Có rất nhiều phương pháp điều trị sâu răng ở trẻ em hiện nay, sau đây Baby Của Bố sẽ mang đến cho bạn một vài phương pháp phổ biến và tốt nhất giúp bé điều trị nếu bé gặp sâu răng nhé !

1. Phương pháp điều trị bằng cách bổ sung hàm lượng Fluoride

Vào giai đoạn đầu của sâu răng, đây chính là phương pháp tốt nhất dùng để hồi phục các thương tổn của men răng và vòm họng của bé. Bố mẹ có thể quan sát kĩ những điểm nhỏ li ti hình thành trên răng bé vào giai đoạn này. Nha sĩ có thể bổ sung thêm fluoride chó bé bằng cách bôi hợp chất dạng gel lên đó, cách này có thể che phủ hoàn toàn các lỗ nhỏ sâu răng đồng thơi giúp cung cấp cho bé các loại canxi - khoáng chất bổ ích cho bé. Bên cạnh đó, hãy giúp bé sử dụng các loại kem đánh răng có chưa Fluoride để có thể khôi phụ bề mặt răng đã bị thương tổn và bổ sung thêm Fluoride cho răng chắc khỏe.

2. Trám răng cho bé - Lấy tủy

Phương pháp này được áp dụng chỉ khi răng bé đã bị sâu quá lâu mà bố mẹ không biết hoặc vi khuẩn sâu răng phát triển quá nhanh, dẫn đến các lỗ sâu răng trên răng của bé quá to và gây ảnh hưởng ít đến tủy răng bé. Hãy đưa bé đến nha sĩ gần nhầ để có thể trám răng giúp bảo vệ lại chiếc răng bị sâu, bằng cách làm sạch rồi dùng Amalgam nha khoa hoặc sứ tùy theo yêu cầu của gia đình và chỉ định của nha sĩ

Nếu răng của bé quá nặng và nghiêm trọng có thể dẫn đến thiệt hại cho tủy răng thì bé phải nhổ bỏ răng để ngăn chặn vi khuẩn lây lan sang răng khác. Bằng cách lấy tủy và điều trị tủy, ta có thể làm giảm đi nguy cơ phải nhổ bỏ răng. Những phần tủy bị sâu - nhiễm trùng sẽ được loại bỏ và các lỗ sâu sẽ được vệ sinh sạch sẽ sau đó trám lại. Bên cạnh đó, với từng tình trạng răng khác nhau mà nha sĩ có thể cho lời khuyên có nên bọc răng hay không ?

Sâu răng ở trẻ nhỏ - liệu bố mẹ đã biết ?

3.  Bọc răng

Phương pháp này chỉ được thực hiện nếu răng bé đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và những lỗ sâu răng đó không thể nào trám được. Lúc này hãy mang bé đến trung tâm nha sĩ gần nhất để có được lời khuyên và bọc răng kịp thời, Bọc răng là dùng một lớp vỏ bọc được đo và tinh chỉnh phù hợp với răng của bé, chúng có tác dụng phục hồi, đồng thời bảo vệ chiếc răng bên ngoài của bé. Bằng phương pháp bọc răng này,  bé sẽ được nha sĩ dùng thiết bị chuyên dụng mài bỏ đi phần răng bị sâu - hư, sau đó mài mặt nhai của răng bé để có thể lấy chỗ bọc răng. Bước tiếp theo là bước quan trọng nhất, đó chính là lấy dấu răng của bé bằng cao hoặc bột để có thể lên hình và tinh chỉnh răng cho bé. Cuối cùng, nha sĩ có thể bọc răng lại và giúp bảo vệ răng bé bằng lớp bọc răng đó.

5. Nhổ răng

Nếu những bước trên không thực hiện được - thì bước cuối cùng là phải nhổ răng. Phương pháp này chỉ tiến hành chỉ khi răng bé bị hư hại nặng nề và không thể dùng các biện pháp trên để phục hồi nhiễm trùng. Đây là phương pháp cuối cùng vì sao? Do nhổ răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng rất lớn đến thẩm mỹ của bé, gây cản trợ việc ăn uống và sinh hoạt thường ngày c, do đó nha sĩ có thể xem xét đến việc cấy ghép hoặc làm cầu răng.

Sâu răng ở trẻ nhỏ - liệu bố mẹ đã biết ?

Những cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả nhất !

1. Đánh răng

Sâu răng ở trẻ nhỏ - liệu bố mẹ đã biết ?

Bố mẹ có thể gúp con ngăn chặn tình trạng sâu răng một cách triệt để qua một vài cách sau: 

 + Đối với bé đang ăn dặm tuyệt tối không được cho bé vừa ngủ vừa bú bình và phải vệ sinh răng miệng cho bé trước khi đi ngủ. Dùng để ngăn chặn đường nằm quá lâu trong răng miệng dẫn đến sản sinh vi khuẩn gây hại cho răng bé, dẫn tới sâu răng. Dùng rơ miệng vệ sinh cho bé kể cả khi bé chưa mọc răng.

 + Đối với trẻ nhỏ bạn nên dùng gạc găng miệng hoặc bàn chải dành riêng cho trẻ nhỏ để có thể vệ sinh răng miệng cho bé một cách hiệu quả. Hãy dùng bàn chải và kem đánh răng có chứa Fluoride theo chỉ định của nha sĩ để bảo vệ sức khỏe cho bé.

 + Phải tạo thời gian biểu cố định và giúp bé vệ sinh răng miệng một cách đều đặn - thường xuyên. Hãy tập cho bé thói quen đánh răng sau khi ăn, uống các thực phẩm nhiều đường. 

 + Thay vì dùng bình bú, hãy tập cho bé uống bằng ly, hạn chế bé uống lâu dẫn tới sâu răng.

 + Sử dụng ghế ăn dặm giúp bé hình thành thói quen ăn uống, không để bé ngậm lâu thức ăn, thức uống trong miệng gây sâu răng.

Có thể ba mẹ quan tâm

 Ghế ăn dặm cho bé đa năng Premium Mastela 0619 - màu xanh rêu

 Ghế ngồi ăn cho bé Mastela 0619-MSTL-1015-T13 màu be hình cáo

 Ghế ngồi ăn cho bé điều chỉnh độ cao có nệm Mastela 1013-A GRAY

Sâu răng ở trẻ nhỏ - liệu bố mẹ đã biết ?

 + Xây dựng một thực đơn lành mạnh và hạn chế các thực phẩm nhiều đường, không những ngăn ngừa sâu răng mà còn hạn chế được các bệnh liên quan khác như : béo phì, mỡ trong máu, tiểu đường,...

 + Không cho bé sử dụng chung muỗng, nĩa, đũa,... chung với bạn bè vì có thể lây lan sâu răng từ những bé bị trước qua cho bé nhà bạn.

 + Đưa bé đi nha sĩ để kiểm tra răng miệng định kì, để có thể bảo vệ răng miệng bé một cách toàn diễn hãy cho bé tới nha sĩ để được những lời khuyên chân thành nhất, biết được tình trạng răng của bé để có thể khắc phục kịp thời những hư tổn

2. Thay đổi thực đơn cho trẻ một cách lành mạnh 

Thật ra việc thay đổi thực đơn và cải thiện chế độ ăn lành mạnh có thể góp phần ngăn ngừa nguy cơ sâu răng ở trẻ em nếu bố mẹ áp dụng đúng cách:

  + Bổ sung thêm vitamin và carbohydrate cho trẻ thông qua trái cây và rau - củ - quả như : yến mạch, kiều mạch, chuối, củ dền, cam, việt quất,... Những loại thực phẩm này giàu năng lượng, giúp bổ sung carbohydrate và đặc biệt chúng có ít đường để hạn chế sâu răng ở trẻ em. Một vài thực phẩm chứa nhiều đường nên hạn chế cho bé ăn hoặc ăn một lượng nhỏ như : khoai tây chiên, tương cà, bơ đậu phộng, sốt salad,...

 + Bổ sung thêm canxi - nhắm tăng cường cho răng chắc khỏe thông qua một số thực phẩm như : các thực phẩm họ đậu, hạnh nhân, phô mai, cá mòi,...

 + Không cho bé ăn những loại thực phẩm hay dính răng, có thể bám vào kẽ răng khó vệ sinh như : kẹo dẻo, sô cô la dẻo, ...

Sâu răng ở trẻ nhỏ - liệu bố mẹ đã biết ?

3. Một số mẹo bảo vệ răng trẻ em

Với một vài mẹo nhỏ dưới đây, Baby Của Bố hy vọng bố mẹ có thể cải thiện và giúp bảo vể răng miệng cho bé yêu nhà mình.

 + Sử dụng kem đánh răng chứa Fluoride

 + Đánh răng càng nhiều càng tốt, đặc biệt là sau khi ăn xong

 + Không dùng chung đồ dùng cá nhân liên quan răng miệng với bạn bè

 + Bảo vệ lưỡi cũng là một cách hạn chế sâu răng cho bé

+ Thay mới dụng cụ vệ sinh răng miệng, đồ rà lưỡi - miệng, bạn chải đánh răng đúng định kì

 + Sử dụng dung dịch vệ sinh răng miệng cũng là một cách bổ ích để bảo vệ răng bé

 + Thành lập chế độ ăn uống healthy và hạn chế các thực phẩm ngọt - nhiều đường

 + Sau khi súc miệng đánh răng không được ăn thêm bất kì thực phẩm nào khác

 + Đưa bé đi khám răng theo chỉ định của Nha sĩ ( định kì 3-5 tháng /1 lần)

Lời kết

Vừa rồi là những thông tin về Sâu răng ở trẻ nhỏ - liệu bố mẹ đã biết ? mà Baby Của Bố muốn gửi đến ba mẹ.

Nếu ba mẹ đang băn khoăn không biết nên mua Xe đẩy em bé - Ghế ngồi ô tô cho bé uy ở đâu uy tín thì đừng ngần ngại liên hệ ngay cho Baby Của Bố  (08 9999 9196) để nhận được sự tư vấn tận tình nhất. Chúng tôi tự tin cung cấp cho thị trường những sản phẩm xe đẩy chính hãng - chất lượng - giá rẻ - bảo hành tốt. 

Baby Của Bố đang có nhiều chương trình ưu đãi cho các sản phẩm Xe đẩy em bé và Ghế ngồi xe ô tô cho bé. Xem ngay tại đây.

 

Bạn đang xem: Sâu răng ở trẻ nhỏ - liệu bố mẹ đã biết ?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline Hotline: 08 9999 9196
x